Thời gian: 7h30 - 8h00 ( Các ngày trong tuần)

đơn vị công lập

Trực thuộc TTYT Quận Hoàn Kiếm

Bác sĩ chuyên khoa tư vấn

(024) 38.255.599

Làm việc tất cả các ngày trong tuần

Home » Tư vấn về bệnh lậu

Nếu không có thời gian chat hãy gọi đến số Hotline: 083.66.33.399

HOẶC ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI
Bác Sĩ Sẽ Gọi Lại Cho Bạn!

Tư vấn về bệnh lậu

Tác giả: Admin - Đăng lúc: 09:08 01/08/2018
Mục lục bài viết
  • 1. Nguyên nhân gây bệnh lậu là gì?
  • 2. Thời gian ủ bệnh lậu
  • 3. Triệu chứng bệnh lậu như thế nào?
    • 3.1. Bệnh lậu giai đoạn cấp tính:
    • 3.2. Bệnh lậu giai đoạn mãn tính:
  • 4. Những hình ảnh triệu chứng của bệnh lậu
  • 5. Tìm hiểu về xét nghiệm bệnh lậu
  • 3. Nguy hại của bệnh lậu
  • 4. Điều trị bệnh lậu
    • 4.1. Phương pháp điều trị bệnh lậu bằng dân gian tại nhà
    • 4.2 Cách điều trị bệnh lậu chuyên khoa
    • 4.3 Tái phát sau điều trị bệnh lậu tại sao lại bị?
  • 5. Cách phòng ngừa bệnh lậu
  • 6. Người mắc lậu nên ăn gì?
  • 7. Người mắc bệnh lậu nên kiêng gì?
  • 8.Tham khảo địa chỉ chữa bệnh lậu hiệu quả
Mục lục bài viết
  • 1. Nguyên nhân gây bệnh lậu là gì?
  • 2. Thời gian ủ bệnh lậu
  • 3. Triệu chứng bệnh lậu như thế nào?
    • 3.1. Bệnh lậu giai đoạn cấp tính:
    • 3.2. Bệnh lậu giai đoạn mãn tính:
  • 4. Những hình ảnh triệu chứng của bệnh lậu
  • 5. Tìm hiểu về xét nghiệm bệnh lậu
  • 3. Nguy hại của bệnh lậu
  • 4. Điều trị bệnh lậu
    • 4.1. Phương pháp điều trị bệnh lậu bằng dân gian tại nhà
    • 4.2 Cách điều trị bệnh lậu chuyên khoa
    • 4.3 Tái phát sau điều trị bệnh lậu tại sao lại bị?
  • 5. Cách phòng ngừa bệnh lậu
  • 6. Người mắc lậu nên ăn gì?
  • 7. Người mắc bệnh lậu nên kiêng gì?
  • 8.Tham khảo địa chỉ chữa bệnh lậu hiệu quả
Tư vấn về bệnh lậu
5 (100%) 1 vote

Bệnh lậu là bệnh gì: Bệnh lậu hay còn gọi là lậu mủ là bệnh lây truyền qua đường tình dục không an toàn. Đây là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm bậc nhất hiện nay chỉ sau HIV , bệnh sùi mào gà và bệnh giang mai.

bệnh lậu

Bệnh lậu – bệnh ý nguy hiểm đến xã hội

Theo con số thống kê, hàng năm trên toàn cầu có khoảng 62 triệu ca mới mắc bệnh lậu, tại khu vực Đông và Đông Nam Á ước tính có khoảng 29 triệu trường hợp. Riêng tại Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh khoảng hơn 3.000 ca mỗi năm và con số này vẫn đang gia tăng nhanh chóng.

Bệnh lậu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở lứa tuổi 15-35. Tỷ lệ nam giới bị mắc bệnh sau một lần quan hệ tình dục với phụ nữ bị bệnh là 20-30%. Và tỷ lệ phụ nữ bị bệnh sau một lần quan hệ tình dục với nam bị bệnh là 60-80%.

1. Nguyên nhân gây bệnh lậu là gì?

Y học xác định, tác nhân gây bệnh lậu do vi khuẩn Gram âm Neisseria gonorrhoeae gây ra. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó phổ biến bao gồm các nguyên nhân:

  • + Quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh lậu (kể cả qua đường miệng và hậu môn) đều có nguy cơ mắc phải lậu. Đây là nguyên nhân chủ yếu nhất gây bệnh.

nguyên nhân bệnh lậu

Có đến 90% các ca mắc lậu do quan hệ không an toàn với người nhiễm bệnh

  • + Lây truyền từ mẹ sang con: Người mẹ trong thời kỳ mang thai bị nhiễm bệnh lậu không điều trị kịp thời, khi sinh thường có thể lây nhiễm sang cho trẻ nhỏ.
  • + Lây truyền gián tiếp: Vi khuẩn lậu có thể lây lan từ người này sang người khác qua tiếp xúc với dịch mủ của người bệnh qua các vết thương hở trên niêm mạc da xây xước.
  • + Sử dụng chung đồ cá nhân: sử dụng (quần lót, khăn tắm, nhà vệ sinh, bồn cầu…) với người mắc lậu đều có nguy cơ bị nhiễm bệnh.
Với rất nhiều thắc mắc liên quan đến việc lây nhiễm bệnh lậu như: lây qua hôn nhau, lây qua nước bọt, lây qua ăn uống, lây qua quần áo, lây qua máy giặt chung đồ, … Bạn có thể tham khảo đón đọc tại: Nguyên nhân bệnh lậu

2. Thời gian ủ bệnh lậu

Với nhiều thắc mắc bệnh lậu ủ bệnh bao lâu? Các bác sỹ chuyên khoa đưa ra giải đáp bệnh có thời gian ủ bệnh khá ngắn, chỉ sau 2-7 ngày từ khi tiếp xúc với vi khuẩn lậu, người bệnh bắt đầu có triệu chứng bên ngoài.

3. Triệu chứng bệnh lậu như thế nào?

Triệu chứng nhận biết bệnh lậu qua 2 giai đoạn cấp tính giai đoạn đầu và mãn tính với những triệu chứng đặc trưng sau đây:

3.1. Bệnh lậu giai đoạn cấp tính:

+ Nữ giới:  có đến 50-80% nữ giới có triệu chứng bệnh lậu không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với bệnh phụ khoa khác: ra nhiều khí hư có màu trắng đục hoặc vàng đục mùi hôi, vùng kín ngứa rát, sưng đau…

bệnh lậu cấp tính ở nữ giới

Hình ảnh bệnh lậu ở nữ giới giai đoạn cấp tính với tình trạng khí hư thay đổi

+ Nam giới: đau dọc niệu đạo, tiểu dắt, tiểu buốt; miệng sáo sưng ngứa, tấy đỏ; nóng rát mỗi lần đi tiểu, nước tiểu đục; có dịch mủ trắng đục hoặc vàng đục chảy ra từ niệu đạo (thường vào buổi sáng).

bệnh lậu giai đoạn cấp tính ở nam giới

Bệnh lậu ở nam giới triệu chứng bệnh cấp tính thường nhận biết bằng ra mủ ở dương vật và tiểu buốt dắt

+ Những triệu chứng kèm theo như: hai bên bẹn sưng đau, nổi hạch, cường dương và dương vật bị đau rát khi cương.

3.2. Bệnh lậu giai đoạn mãn tính:

+ Nữ giới: Phần lớn các trường hợp bệnh lậu ở nữ giới chuyển sang giai đoạn mãn tính ngay từ đầu, biểu hiện không rõ rệt; ra nhiều khí hư màu vàng, một số trường hợp viêm nhiễm lây lan sang hậu môn kèm theo dịch mủ (vi khuẩn lậu theo dịch chảy vào hậu môn).

Giai đoạn này, bệnh nhân cần phải làm các xét nghiệm phân biệt với một số bệnh do vi khuẩn chlamydia, mycoplasma, nấm candida albicans, tạp khuẩn…

triệu chứng bệnh lậu mãn tính

Giai đoạn mãn tính triệu chứng của bệnh vẫn giữ nguyên, nhưng âm thầm bên trọng bệnh tiến triển viêm nhiễm cho nhiều bộ phận khác

+ Ở nam giới: Giảm dấu hiệu đi tiểu buốt, tiểu dắt, triệu chứng điển hình là thấy xuất hiện dịch mủ nhỏ giọt chảy ra niệu đạo vào buổi sáng sớm. Bệnh lậu mãn tính ở nam giới dễ gây biến chứng áp xe, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn- mào tinh hoàn, viêm túi tinh… rất nguy hiểm.

Ngoài ra, khi mắc lậu ở miệng, bệnh nhân thường có dấu hiệu sưng đau amidan, sưng đau khoang miệng, vòm họng. Khi mắc lậu ở hậu môn thấy ngứa rát, đau ở hậu môn,…

Để có kiến thức rõ hơn về triệu chứng bệnh lậu bạn nên đến bài viết: Triệu chứng bệnh lậu

4. Những hình ảnh triệu chứng của bệnh lậu

Hình ảnh bệnh lậu ở bộ phận sinh dục nam giới:

hình ảnh bệnh lậu ở nam giới

Hình ảnh dịch mủ chảy ra từ niệu đạo

hình ảnh dịch mủ lậu

Dịch mủ lậu (giọt mủ ban mai)

hình ảnh dịch mủ lậu tại dương vật

Hình ảnh bệnh lậu ở bộ phận sinh dục (vùng kín nữ giới):

hình ảnh bộ phận sinh dục nữ mắc bệnh lậu

Bộ phận sinh dục nữ khi mắc bệnh

hình ảnh bệnh lậu ở vùng kín nữ giới

Hình ảnh lậu ở bộ phận sinh dục nữ

dịch mủ ra nhiều gây mùi hôi khó chịu ở vùng kín nữ giới

Dịch mủ ra nhiều gây mùi hôi khó chịu

Để xem thêm nhiều hình ảnh bệnh lậu, bạn có thể đến bài viết : Hình ảnh bệnh lậu

5. Tìm hiểu về xét nghiệm bệnh lậu

Bệnh lậu phát bệnh rất nhanh chỉ sau 2 đến 7 ngày. Và sau thời gian này đã có thể xét nghiệm phát hiện bệnh

  • +  Xét nghiệm dịch: Dịch được lấy từ niệu đạo (ở nam giới) hoặc âm đạo (ở nữ giới), nhuộm bệnh phẩm soi tươi và tìm song cầu khuẩn bắt màu gram âm nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân trung tính thì chắc chắn là bị nhiễm lậu.
  • +Xét nghiệm máu: xét nghiệm máu để xác định trong máu bệnh nhân có vi khuẩn lậu cầu hay không.

xét nghiệm bệnh lậu

  • + Xét nghiệm nước tiểu: lấy nước tiểu của người bệnh để xét nghiệm xem trong nước tiểu có chứa vi khuẩn lậu hay không.

Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm khác theo chỉ định của bác sĩ sau khi khám lâm sàng.

Tìm hiểu rõ hơn các thông tin về xét nghiệm bệnh lậu tại bài viết: Xét nghiệm bệnh lậu

3. Nguy hại của bệnh lậu

Thực tế, có nhiều ca bệnh nhân mắc lậu khi xảy ra biến chứng mới tiến hành thăm khám. Điều này gây nên rất nhiều hệ lụy nguy hiểm tới sức khỏe cũng như thời gian điều trị bệnh kéo dài. Đơn cử đó là trong số khoảng 3.000 ca mắc lậu mỗi năm thì có đến 2000 ca gặp phải biến chứng do bệnh lậu gây nguy hại đến sức khỏe, sức khỏe sinh sản người bệnh, cụ thể:

  • Nguy hại tới sức khỏe- sức khỏe sinh sản: Vi khuẩn lậu nếu không được tiêu diệt tận gốc sẽ có cơ hội lây lan đến các cơ quan khác, gây viêm đường tiết niệu và các bệnh viêm nhiễm nam khoa ở nam giới như viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn- mào tinh hoàn…(nam giới); gây nên các bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm phần phụ, viêm tắc vòi trứng,… làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản, nguy cơ vô sinh.
  • + Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xã hội khác: Trong thời gian mắc lậu mà người bệnh vẫn tiếp tục có quan hệ tình dục sẽ lây nhiễm lậu cho đối phương và có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là HIV hơn những người bình thường.

nguy hiểm của bệnh lậu

Bệnh lậu với nhiều nguy hiểm tác động đến sức khỏe

  • + Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình: đa phần những người mắc bệnh sẽ có những bất ổn trong đời sống tình dục, hạnh phúc gia đình.
  • + Ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi: Thai phụ mắc lậu nếu không chữa, vi khuẩn lậu có thể xâm nhập vào nước ối, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ối, vỡ ối, dẫn tới sảy thai, sinh non. Nếu sinh con bằng đường sinh thường sẽ lây nhiễm cho trẻ nhỏ, khiến trẻ bị nhiễm lậu mắt, viêm giác mạc, kết mạc dẫn tới mù lòa, thậm chí nhiễm khuẩn khớp… đe dọa đến tính mạng của trẻ.
  • +  Gây tử vong: Bệnh nếu không được điều trị có thể dẫn đến máu, não,… gây nhiễm trùng đường huyết, viêm màng não,… dẫn tới tử vong.
  • -…..
Để có đầy đủ những nguy hại của bệnh lâu, chúng tôi đã tạo ra một bài chi tiết hơn Bệnh lậu có nguy hiểm không?

4. Điều trị bệnh lậu

4.1. Phương pháp điều trị bệnh lậu bằng dân gian tại nhà

Tuy y học đã phát triển nhưng có nhiều người mắc lậu vẫn tin tưởng sử dụng một số bài thuốc dân gian bởi tính tiện lợi có thể tự chữa, chữa tại nhà, dễ tìm kiếm và không tốn kém như: cây diệp hạ châu, rễ cỏ tranh, cây rau dền,…

điều trị bệnh lậu bằng dân gian

Hình ảnh cây trong dân gian chữa bệnh

Những cách chữa bệnh tưởng chừng không nguy hiểm này có thể dẫn tới bệnh nặng hơn, tái phát, không điều trị tận gốc dẫn tới những biến chứng khôn lường. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo không áp dụng đối với người mắc lậu.

4.2 Cách điều trị bệnh lậu chuyên khoa

Trước đây khi điều trị lậu thường sử dụng thuốc kháng sinh điều trị tùy vào mức độ bệnh cấp tính hay mãn tính. Hiện nay y học phát triển đã có những bước phát triển với những loại thuốc đặc trị dành cho người bệnh.

điều trị bệnh lậu chuyên khoa

Theo đó, phương pháp chữa lậu cần áp dụng phác đồ điều trị thuốc tây y chuyên khoa hoặc thuốc Tây y phối hợp hiệu quả và an toàn. Sau đó, để nâng cao hiệu quả điều trị đồng thời ngăn chặn vi khuẩn lậu tiến triển, bác sĩ còn nghiên cứu áp dụng thuốc chuyên khoa đông y(thuốc nam) có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể,hạn chế tối đa bệnh tái phát. Hiệu quả từ phương pháp đông tây y này đến 90%.

4.3 Tái phát sau điều trị bệnh lậu tại sao lại bị?

Người bệnh cần lưu ý, có rất nhiều trường hợp mắc bệnh tái phát sau điều trị do các nguyên nhân:

  • + Tự ý ngưng điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ
  • + Chưa được áp dụng phương pháp điều trị đúng
  • + Chế độ kiêng khem trong và sau điều trị chưa tốt , có quan hệ tình dục khi bệnh chưa khỏi hẳn khiến vi khuẩn lậu xâm nhập sang người khác, lây nhiễm chồng chéo vô cùng nguy hiểm.
Kiến thức đầy đủ về cách điều trị bệnh lậu, chi phí điều trị, thời gian điều trị bao lâu hay chữa bệnh lậu ở đâu hiệu quả, … Hãy click tại bài viết Điều trị bệnh lậu

5. Cách phòng ngừa bệnh lậu

Để phòng ngừa bệnh không quá khó, bạn hãy thực hiện các nguyên tắc cơ bản sau đây:

  • + Quan hệ tình dục an toàn
  • + Lối sống khoa học, lành mạnh

phòng tránh bệnh lậu

An toàn trong quan hệ yếu tố chính trong phòng tránh bệnh lậu

  • + Không sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân với người mắc bệnh
  • + Tăng cường luyện tập thể dục thể thao nhằm tăng sức đề kháng
  • + Thăm khám sức khỏe, sức khỏe sinh sản định kỳ để phát hiện và tầm soát bệnh.
Với nhiều kiến thức về phòng tránh bệnh lậu hơn tại bài viết Cách phòng tránh bệnh lậu

6. Người mắc lậu nên ăn gì?

Khi mắc bệnh lậu, bệnh nhân có thể tham khảo chế độ ăn uống hợp lý và khoa học sau đây:

  • + Đồ ăn có tính thanh thanh đạm: .bệnh nhân nên ăn một số món như: Cháo, mì sợi, canh ngân nhĩ, canh đậu xanh, hoa quả và rau xanh có tính mát, dễ tiêu hóa.

thực phẩm tốt cho người mắc bệnh lậu

  • + Bổ sung một số thực phẩm chứa lượng protein và vitamin: Bánh ngọt, mì vằn thắn, sữa, sủi cảo, sữa đậu nành, trứng, thịt lợn nạc, rau củ quả tươi.

Ngoài ra, uống nhiều nước 1,5-2 lit mỗi ngày sẽ giúp người bệnh bài tiết các chất độc ra khỏi cơ thể.

7. Người mắc bệnh lậu nên kiêng gì?

Đặc biệt, bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà cần thực hiện các nguyên tắc sau đây:

  • – Không quan hệ tình dục trong quá trình chữa bệnh
  • – “Nói không” với chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện

mắc bệnh lậu nên kiêng gì

Mắc bệnh lậu nói không với chất kích thích

  • – Giữ vệ sinh bộ phận sinh dục, không lạm dụng các loại xà phòng, chất tẩy rửa.
  • – Điều trị và tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • – Không tự ý chữa bệnh bằng bất cứ phương pháp nào khi chưa được bác sĩ chỉ định.

8.Tham khảo địa chỉ chữa bệnh lậu hiệu quả

Hiện nay có nhiều địa chỉ chữa bệnh lậu. Nhà hộ sinh A là một trong những địa chỉ áp dụng chữa trị hiệu quả bệnh lậu, giảm thiểu tái phát.

Địa chỉ: Nhà Hộ Sinh A- TTYT quận Hoàn Kiếm, 36 A Ngô Quyền- Hoàn Kiếm- Hà Nội.

Số điện thoại tư vấn: (024) 38.25.55.99 –  083.66.33.399

Nhà hộ sinh A- chuyên khoa sức khỏe sinh sản, siêu âm thai chính xác

Mong rằng những thông tin bài viết đã giúp mọi người biết thông tin cơ bản về bệnh lậu, từ đó chủ động phòng tránh, điều trị bệnh kịp thời (nếu mắc bệnh) bảo vệ sức khỏe.

Danh mục: Danh Mục Bệnh Lậu